Sinh viên ngành Dinh dưỡng thực hành kiểm tra nồng độ muối trong thực phẩm

Thực phẩm chứa một lượng đáng kể của muối (NaCl), trong đó có 40% là natri. Xác định thành phần natri và chỉ số muối đảm bảo lượng vừa đủ trong thực phẩm có thể ngăn ngừa các khả năng và nguy cơ sức khỏe.

Muối là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Mà nguồn muối từ thức ăn động vật nhiều hơn trong thức ăn thực vật. Thường khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta nhiều muối hơn nhu cầu cần thiết của cơ thể. Nên theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, mỗi ngày một người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn khoảng 5g muối (khoảng dưới 2 muỗng cà phê muối một ngày).

Hàng ngày, tất cả mọi người đều ăn những thực phẩm chưa muối như: cá ướp muối, dưa cà muối, các loại mắm, đồ hộp, món canh, xào, kho mặn, mắm muối chấm trên bàn ăn, nước uống có muối,… Những người lao động thể lực nặng, thời tiết nắng nóng,… mất nhiều muối qua mồ hôi thì cần được bổ sung trở lại lượng muối này qua thức ăn (nêm canh, xào, chấm thêm muối hay nước chấm trên bàn ăn hoặc ăn cà muối, dưa muối, cá muối).

Muối có vai trò rất quan trọng trong cơ thể của mỗi người. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá lượng muối thì sẽ gây ra hiệu ứng không tốt. Việc ăn mặn nhiều muối thường xuyên lúc còn trẻ sẽ sinh ra bệnh liên quan tới bệnh tăng huyết áp. Lượng muối ăn dư thừa trong cơ thể sẽ dần dần được thải qua thận (Na niệu tăng) và thận phải tăng hoạt động liên tục, trong khi Na còn ở trong cơ thể sẽ giữ nước làm mệt tim phải vận chuyển một khối lượng máu tăng. Nếu thận kém không lọc máu để loại bớt Na được, nếu tim yếu không chuyển được máu về thận,… thì cơ thể sẽ giữ nước lại, gây phù nhẹ ở mu bàn chân, ở mặt rồi ở bụng. Vì vậy đối với người bệnh tim, bệnh thận cần hạn chế ăn nhiều muối, ăn muối đủ hàm lượng.

Hầu hết các loại thực phẩm đều có muối natri hòa tan, có thể là tự nhiên hoặc được thêm trong quá trình nấu nướng và chế biến. Muối ăn có công thức là natri clorua (NaCl) là một dạng phổ biến nhất của natri. Nó được tạo thành từ 40% natri và 60% clorua và thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm, trong đóng gói hoặc chất bảo quản. Một số nguồn natri khác được thêm vào trong thực phẩm là monosodium glutamate (MSG), natri nitrit, natri saccharin, baking soda (sodium bicarbonate) và sodium benzoate.

Nồng độ muối có trong thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Natri là một khoáng chất thiết yếu cần thiết để cơ thể kiểm soát huyết áp và giúp các dây thần kinh, cơ bắp hoạt động tốt. Tuy nhiên, lượng natri cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe chẳng hạn như huyết áp cao, các bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh liên quan đến mạch máu. Vì vậy, biết được hàm lượng natri trong thực phẩm và kiểm soát chúng là việc hết sức quan trọng để ngăn và phòng bệnh.

Sinh viên ngành Dinh dưỡng đã tiến hành thí nghiệm kiểm tra hàm lượng muối trong một số thực phẩm thônng dụng như: mì tôm, xì dầu, tương ớt... nhằm đưa ra các khuyến nghị sử dụng sản phẩm sao cho cung cấp đủ hàm lượng muối khuyến nghị cho một ngày.

Hình ảnh thực hiện thí nghiệm kiểm tra hàm lượng muối trong một số loại thực phẩm

Hình ảnh kiểm tra hàm lượng muối trong mì tôm

Hình ảnh sinh viên Dinh dưỡng khuyến nghị sử dụng thực phẩm