Kỹ năng giao tiếp tốt
Môi trường làm việc trong bệnh viện hay các nhà dưỡng lão đòi hỏi chuyên viên dinh dưỡng phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng giao tiếp của các chuyên viên dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị. Họ không chỉ phải thảo luận với đồng nghiệp để lên phương án chữa trị hiệu quả nhất mà còn phải tư vấn tâm lý cho bệnh nhân, giải thích quá trình điều trị, dặn dò người nhà cách chăm sóc, ....
Kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng quan trọng đối với chuyên viên dinh dưỡng. Có thể lấy ví dụ đơn giản như trong một ca phẫu thuật, trong quá trình hội chẩn, điều trị bệnh nhân, ... Tất cả những công việc này đều đòi hỏi chuyên viên dinh dưỡng phải biết cách cộng tác, phối hợp với đồng nghiệp một cách hiệu quả.
Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là tập hợp các giá trị về nhận thức và hành vi trong từng lĩnh vực cụ thể. Đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên dinh dưỡng bao gồm sự chuyên nghiệp, đúng giờ, thái độ và hành vi đúng mực với người bệnh, người nhà bệnh nhân, đồng nghiệp, .... Chuyên viên dinh dưỡng phải có lương tâm và trách nhiệm với công việc, với bệnh nhân; hết lòng yêu nghề; tôn trọng quyền được khám chữa bệnh của bệnh nhân;...
Thái độ tích cực
Không chỉ đối với chuyên viên dinh dưỡng mà thái độ tích cực sẽ mang lại lợi ích cho bất cứ ai khi làm bất cứ công việc gì. Khối lượng công việc nhiều, phức tạp kéo dài có thể khiến chuyên viên dinh dưỡng mệt mỏi thậm chí cáu gắt. Tuy nhiên, là những người thường xuyên phải gặp gỡ bệnh nhân, chuyên viên dinh dưỡng cần biết cách duy trì sự tích cực để lan tỏa năng lượng đến cho bệnh nhân và những người xung quanh.
Kỹ năng quản lý thời gian
Hầu như toàn bộ thời gian ở bệnh viện, các chuyên viên dinh dưỡng sẽ bận rộn với hàng tá các công việc không thể lường trước được. 24 giờ mỗi ngày tưởng chừng như không đủ để họ làm việc. Do đó, họ phải biết cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc cũ và mới cũng như biết ưu tiên làm việc nào trước, việc nào làm sau.