Can thiệp dinh dưỡng đã và đang trở thành liệu pháp điều trị được thực hiện bởi nguồn nhân lực đào tạo dinh dưỡng

Thực tế cho thấy, suy dinh dưỡng trong cộng đồng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và thể chất của người Việt Nam. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng trong bệnh viện còn có sự ảnh hưởng trầm trọng hơn nữa. Bởi vì, khi những nhóm bệnh nhân nằm viện suy dinh dưỡng sẽ có tỷ lệ tử vong cao và biến chứng bệnh nặng như: viêm phổi bệnh viện, vết thương lâu lành, suy giảm sức đề kháng, … tăng gánh nặng điều trị cho gia đình và bảo hiểm y tế.

Tâm lý chung của người Việt Nam khi thấy người nhà ốm sẽ tự tay nấu nướng hoạc tự cho ăn. Còn ở bệnh viện quá đông , nguồn nhân lực y tế còn thiếu nên vấn đề ăn uống dinh dưỡng của người bệnh gần như do người nhà bệnh nhân thực hiện. Với bệnh viện tuyến trung ương vấn đề này có thể còn phức tạp hơn do người nhà bệnh nhân cũng đi ở thuê, không tự nấu nướng được mà phải mua thức ăn tại các hàng quán bên ngoài bệnh viện. Do đó, những kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh gần như không đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng.

Thêm vào đó khi mua thức ăn ngoài bệnh viện có thể dẫn tới việc không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt nếu người bệnh có bệnh lý nền phối hợp như đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi mãn… Hậu quả có thể dẫn tới bệnh nhân suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ biến chứng của bệnh.

Chính vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận quản lý hỗ trợ dinh dưỡng trong bệnh viện nói chung và cho bệnh nhân nói riêng một cách nghiêm túc và chặt chẽ. Tất cả bệnh nhân khi nhập viện có bệnh lý khác nhau và mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng đều được sàng lọc và đánh giá dinh dưỡng, chẩn đoán, chỉ định và cung cấp chế độ ăn phù hợp cho từng trường hợp bệnh. Đồng thời người bệnh được nhân viên y tế về dinh dưỡng theo dõi về đáp ứng dinh dưỡng và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan tới thực phẩm như kém dung nạp thức ăn, dị ứng, rối loạn tiêu hóa…Từ đó giúp cho tình trạng suy dinh dưỡng trong bệnh viện được cải thiện và cải thiện sức khỏe của người bệnh.

Theo Sức khỏe đời sống