Cử nhân Dinh dưỡng ở Việt Nam: vừa là cơ hội, vừa là thách thức

Theo điều 8 thông tư 08/2011/TT-BYT tất cả Bệnh viện công lập từ hạng III trở lên thành lập khoa Dinh dưỡng, tiết chế; bệnh viện hạng đặc biệt thành lập khoa Dinh dưỡng, tiết chế hoặc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng; các bệnh viện khác thành lập khoa hoặc tổ Dinh dưỡng, tiết chế tùy theo điều kiện của từng bệnh viện. Như vậy, các bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên đều có khoa dinh dưỡng,

Dinh dưỡng: Quen hay lạ?

Hôm qua, tôi nhận được một tin nhắn có nội dung: Cô ơi em không biết Dinh Dưỡng là gì? Tôi không mấy làm lạ với những câu hỏi ngô nghê của em, vì quả thật ngành Dinh Dưỡng còn quá mới mẻ. Trên thực tế mỗi ngày chúng ta đều đặt ra câu hỏi liên quan đến dinh dưỡng mà không hề hay biết.

Các tiến sĩ dinh dưỡng là giảng viên Đại học Đông Á đang trao đổi chủ đề “Dinh dưỡng để phát triển chiều cao tối ưu cho người Việt Nam” trên đài truyền hình

Bạn có biết bạn nữ nào e ngại về ngoại hình mập mạp của mình tìm đủ cách giảm cân không, hay là một anh chàng nào ngày ăn bốn bát cơm mà mãi vẫn cứ gầy, lướt bảng tin facebook có tin tức về ngôi sao A vì giữ dáng nhịn ăn phải nhập viện không, hay ngay bên bạn từng có người nhà đau ốm chưa, khi ấy bạn đã tìm hiểu chăm sóc bữa ăn người ốm như thế nào, liệu bệnh của người ấy có ăn được cái này, phải kiêng cái kia chưa. Bạn có đứa cháu lên 3 mà cái răng nào cũng sún, men răng hỏng hết và toàn trách yêu tại cháu ăn bánh kẹo ngọt nhiều quá đấy không? Hay bạn có nghe mẹ nói hôm nay ăn gì được nhỉ, hay nghe mẹ phàn nàn dạo này thực phẩm không được “ sạch” cho lắm chưa? Đấy, chẳng phải dinh dưỡng luôn quanh chúng ta đấy thôi. Ai cũng đặt câu hỏi về dinh dưỡng nhưng chẳng mấy ai có được câu trả lời thích đáng và khoa học. Vì vậy, ngành dinh dưỡng chính là câu trả lời cho cộng đồng và mỗi một cá thể. Quan tâm đến dinh dưỡng chính là quan tâm đến chính bạn và những người xung quanh.

Cử nhân Dinh Dưỡng thực tế là làm gì, ở đâu? Là thu thập, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện và tại cộng đồng và lập kế hoạch can thiệp phù hợp. Là truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn cộng đồng lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn phù hợp, an toàn để phòng ngừa bệnh tật. Là xây dựng qui trình chăm sóc dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện. Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng, tiết chế tại bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể. Giám sát quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển và phân phối thực phẩm/ khẩu phần dinh dưỡng tại các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo an toàn.

PGS.TS Lê Bạch Mai- Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia

Theo điều 8 thông tư 08/2011/TT-BYT tất cả Bệnh viện công lập từ hạng III trở lên thành lập khoa Dinh dưỡng, tiết chế; bệnh viện hạng đặc biệt thành lập khoa Dinh dưỡng, tiết chế hoặc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng; các bệnh viện khác thành lập khoa hoặc tổ Dinh dưỡng, tiết chế tùy theo điều kiện của từng bệnh viện. Như vậy, các bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên đều có khoa dinh dưỡng, vậy trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi bạn sinh sống có bao nhiêu bệnh viện công và ngoài công lập, nhu cầu nhân lực là bao nhiêu. Bên cạnh hướng đi theo khối lâm sàng tại bệnh viện, cử nhân Dinh dưỡng còn có thể làm tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, trung tâm tư vấn dinh dưỡng, các cơ sở sản xuất và phân phối thực phẩm, các cơ sở cung cấp thực phẩm, trường học…

Phải chăng, dinh dưỡng vừa là cơ hội vừa là thách thức. Và liệu bạn có đủ can đảm để giải bài toán về hệ thống dinh dưỡng Việt Nam hay không?