Để đạt được yêu cầu chuẩn đầu ra Toeic 500 của trường Đại học Đông Á thì chắc hẳn các bạn sinh viên phải học và luyện thi. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về lộ trình luyện thi để đạt được Toeic 500
Trước khi luyện thi TOEIC 500 cần làm gì?
Bạn cần hiểu bản thân mình đang ở trình độ nào, thực sự mình mong chờ điều gì?
Điều đầu tiên trước khi ôn luyện tiếng anh TOEIC bạn cần phải tự mình đánh giá bản thân mình xem mình đang ở trình độ nào, điểm mạnh trong tiếng Anh của mình là gì và điểm yếu trong tiếng Anh là gì để phân phối thời gian ôn luyện cũng như đưa ra kết hoạch mục tiêu ôn luyện đạt kết quả tốt nhất.
Cũng giống như ôn thi một môn học nào đó, chúng ta cũng phải biết rõ những kỹ năng tối thiểu bạn phải đạt được để có được mức điểm TOEIC 500. Khi đã biết được mức yêu cầu để đạt mức điểm kỳ vọng ta sẽ có cơ sở để đặt ra mục tiêu luyện tập cho mình
Dễ dàng hơn bạn có thể đi thi thử ở một số trung tâm luyện thi TOEIC, làm hết sức, hết mình xem bản thân mình đang ở mức độ bao nhiêu điểm, cần đưa ra kế hoạch luyện tập cho phù hợp.
Sau khi đánh giá được bản thân, hãy đưa ra cho mình một thời khóa biểu ôn luyện sao cho phù hợp với trình độ hiện tại để vừa không bị áp lực vừa có thể dễ dàng thực hiện mục tiêu ôn tập với kế hoạch cụ thể.
Chiến lược luyện thi TOEIC 500 hiệu quả nhất
Vậy một chiến lược luyện thi như nào là hiệu quả nhất. Với một số điểm không quá cao, ở mức độ trung bình thì chiến lược học luyện thi sẽ cần được phân bổ thời gian sao cho hợp lý nhất. Những học phần quan trọng nhất trong ôn luyện tiếng Anh để đạt dễ dàng TOEIC 500 là học nghe hiểu và đọc hiểu. Phương pháp nào để hiệu quả nhất cho từng học phần?
Đối với phần nghe hiểu (Listening)
Khi bạn yếu kỹ năng nào trong tiếng anh hãy tập trung thời gian ôn luyện cho nó nhiều hơn, có như thế thì ôn luyện mới đạt hiệu quả tốt. Nghe hiểu cũng vậy, nếu bạn cảm thấy mình yếu phần này hãy tập trung và bỏ nhiều thời gian ôn luyện cho phần Part 1 và Part 2 của đề thi vì phần này là phần cần vận dụng kỹ năng nghe nhiều nhất.
Với Part 1 ngoài việc tập trung nghe bạn còn phải tập trung suy luận vào các hình ảnh, càng liên tưởng nhiều, càng suy nghĩ ra nhiều ý nghĩa của hình ảnh càng giúp cho bạn có nhiều tư liệu hơn để làm tốt phần này.
Còn với Part 2: phần này bạn cần để tâm hơn về các cấu trúc ngữ pháp. Nghe kỹ các từ để hỏi 5W1H (What, when, who, where, why và How) và các từ khóa chính. Nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều để gắn kết và đưa ra câu trả lời đúng nhất.
Và để làm tốt được thì ngay bây giờ hãy luyện tập kỹ năng nghe tốt bởi để đạt được số điểm TOEIC 500 thì trình độ nghe của bạn cũng phải ở mức độ khá đấy. Thời gian đầu việc nghe sẽ khá khó khăn, gây ra nhiều chán nản, nhưng bạn hãy cứ kiên trì, luyện nghe thành phản xạ, thành thói quen thì không lâu nữa đâu, chạm vào TOEIC 500 là điều không quá khó khăn đâu.
Đối với phần đọc hiểu (Reading)
Đối với phần đọc hiểu, bạn cần tích lũy cho mình một vốn từ vựng đủ lớn, khoảng 600 từ đấy, đồng thời kiến thức ngữ pháp cũng yêu cầu ở mức độ cơ bản nên bạn cần tích lũy đủ đầy cả về mặt từ vựng và ngữ pháp. Có một số cuốn sách sẽ giúp bạn phát triển vốn từ vựng và ngữ pháp tốt như Starter TOEIC hay 600 Essential Words for the TOEIC.
Ngoài ra để trình độ tăng dần bạn có thể ôn luyện ngữ pháp bằng cách luyện các bộ đề thi TOEIC của những cuộc thi trước, cọ xát từ những đề thi này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu trúc, các dạng đề thi, đồng thời cũng bổ sung kiến thức ngồn một cách hiệu quả nhất.
Chiến lược trong phòng thi giúp bạn đạt TOEIC 500 cực dễ
Đây cũng là một chiến lược quan trọng khi luyện thi TOEIC 500 điểm. Bởi ngoài chuẩn bị kiến thức thì trong một kỳ thi bạn cũng rất dễ bị tâm lý khiến kết quả thi không được như mong muốn. Chuẩn bị tốt một chiến lược phòng thi giúp bạn vững tin và tự tin nhất khi bước vào kỳ thi chính thức.
Bạn có biết đối với phần thi nghe thì phần Part 1 và Part 2 luôn luôn đơn giản hơn rất nhiều các phần sau part 3, part 4. Nên kinh nghiệm bạn phải làm phần dễ trước và phần khó sau. Tuy là phần dễ nhưng không vì thế mà chủ quan, bạn nên chuẩn bị tâm lý phần nào cũng quan trọng như thế để tránh những sai sót ở những bài dễ gây hối tiếc.
Phần đọc hiểu thì theo kinh nghiệm thi của các bậc tiền bối thì Part 5 và Part 6 luôn là phần gỡ điểm. Vì thế hãy cẩn thận đừng để mất điểm ở những phần này, đồng thời đừng tập trung hết sức vào part 7 vì đây là một phần khá khó nhằn.
Và trong lúc ôn luyện, bạn hãy bấm thời gian làm mỗi part để cân đối thời gian tốt và hiệu quả nhất cho từng phần. Đối với những từ quá khó, không thể làm được thì bạn có thể bỏ qua và tập trung cho những phần khác. Sau đó quay lại khi đã đi qua hết bài thi.
Nguồn: anhnguathena.vn