8 LOẠI THỰC PHẨM TẾT NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG NÊN TRÁNH XA

Vào dịp Tết chúng ta có xu hướng nạp nhiều thực phẩm vào cơ thể hơn, nhưng đối với người mắc bệnh tiểu đường đây là dịp lễ cần tránh nhiều loại thực phẩm dù có hấp dẫn thế nào.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thuộc nhóm bệnh lý nội khoa, đặc trưng bởi việc tăng đường máu (glucose) khi đói và tăng cao nguy cơ các bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và mất chức năng thần kinh. Với người bị tiểu đường type 2 (chiếm hơn 90% ca), chế độ ăn chiếm vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh.

Bên cạnh những thực phẩm thuộc chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường, trong dịp lễ Tết này cần đặc biệt hạn chế và tránh những thực phẩm sau:

1. Các loại bánh, kẹo

Thời điểm Tết, các mặt hàng bánh, kẹo vô cùng đa dạng về cả hình thức lẫn hương vị. Song, đây là “kẻ thù” số một của những người mắc bệnh tiểu đường.

2Mứt, trái cây sấy

Ngược lại với cái tên “trái cây sấy”: mứt dừa, mứt gừng, mít sấy… các loại trái cây thường được chế biến và tẩm đường. Đây là thực phẩm gây hại cho sức khỏe đối với người mắc bệnh tiểu đường vì chứa lượng đường lớn.

3. Nước ngọt có ga

Mặc dù với hình thức nhiều màu sắc hấp dẫn, nước ngọt vẫn là thức uống mà người mắc tiểu đường phải đặc biệt tránh. Nước ngọt có ga chứa chất bảo quản và lượng đường rất lớn.

4. Thịt đỏ

Các món ăn như thịt bò, thịt bê, thịt cừu được ưa chuộng trong dịp Tết. Khoa học chứng minh một số loại thịt đỏ có nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol trong máu. Nồng độ cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

5. Tinh bột đường

Với bề dày nền văn hóa lúa nước, Việt Nam là nước xuất khẩu và tiêu thụ gạo lớn trên thế giới. Ngày Tết, mâm cơm của gia đình Việt không thể thiếu bánh chưng, cơm trắng, xôi nếp. Dù khoái khẩu đến đâu, đây vẫn là những món ăn chứa nhiều chất tinh bột đường.

6. Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Da của gia cầm, thịt đông, nội tạng xào củ quả - món ăn quen thuộc trong mỗi dịp Tết đến xuân về là thực phẩm chứa lượng chất béo bão hòa lớn.

7.Thực phẩm chế biến sẵn

Trong những ngày ăn Tết với nhiều món cổ truyền, chúng ta thường chuyển sang sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hay đóng hộp để “đổi vị”. Thực tế, đa số thực phẩm đóng hộp thường chứa chất bảo quản và có lượng muối cùng chất béo bão hòa lớn.

8. Rượu bia, chất kích thích

Tết đến chúng ta không thể không nhắc tới thức uống rượu và bia. Những dịp tụ họp gia đình như Tết, rượu bia thường được ưa chuộng hơn cả. Thực tế, đây là một trong những tác nhân khiến bệnh tiểu đường trầm trọng hơn.