Chuyên gia dinh dưỡng vốn là một việc làm không thể thiếu đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, và nước ta thì vẫn chưa thực sự đề cao cũng như chú trọng nhiều vào ngành nghề này và nhiều khi còn bị nhầm tưởng sang ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Thực ra trước năm 2015 thì dinh dưỡng của nước ta cũng chưa có quy định hay nhận định đó là một ngành nghề, và những cán bộ dinh dưỡng đều chỉ đơn thuần là các bác sỹ hay làm các lĩnh vực liên quan.... Tuy nhiên vài năm gần đây thì những nhu cầu về dinh dưỡng được tăng lên nhiều lần và từ đó nhận thức vai trò dinh dưỡng cũng đã được và mức tối thiểu cần có đối với cơ thể chúng ta.
Từ năm 2015 thì bộ y tế cung với các cơ quan có thẩm quyền cũng đã đưa ra quy định chính thức về việc mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Và chức danh của Ngành dinh dưỡng cũng được chia ra thành ba hạng, với những hạng và mã số khác nhau. Dường như đó là một bước ngoặt mang tính lịch sử của ngành dinh dưỡng của nước ta. Theo thông tin dự báo nguồn nhân lực thì nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành dinh dưỡng sẽ bùng nổ tại nhiều khu vực trong nước, đặc biệt là các thành phố lớn. Với những triển vọng cũng như tiềm năng như vậy thì các bạn hoàn toàn có thể yên tâm học tập và không ngừng trau dồi các kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng để có thể nắm bắt được bất cứ cơ hội nào.
Ngày 12.11.2020, Bộ Y tế ban hành Thông tư 18/2020/TT-BYT quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện. Theo đó, sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú; khám, chẩn đoán, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chỉ định điều trị và theo dõi tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú... là các hoạt động không thể thiếu trong bệnh viện. Với các hoạt động này thì cơ cấu tổ chức, chuyên môn phải cần một lực lượng rất lớn cử nhân ngành dinh dưỡng. Cụ thể, bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập khoa dinh dưỡng và dưới 100 giường bệnh phải có cán bộ dinh dưỡng chuyên ngành.