Bão lụt gây ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn thực phẩm, làm cho thực phẩm dễ bị hư hỏng, ô nhiễm thực phẩm dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa bão lụt cần thực hiện các biện pháp sau:
Trước khi xảy ra bão lụt:
Cần chuẩn bị lương thực, thực phẩm dự trữ đối với từng hộ gia đình, từng vùng, tại chỗ, những nơi ứng cứu tại vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.
Dự trữ các loại lương thực, thực phẩm dễ bảo quản chế biến
Xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm theo 04 phương châm:
+ Chỉ huy tại chỗ
+ Lực lượng tại chỗ
+ Hậu cần tại chỗ
+ Phương tiện tại chỗ
Khi bão lụt xảy ra:
Sử dụng nước sạch trong ăn uống;
Không ăn thức ăn hỏng, mốc, biến chất;
Bổ sung vitamin và chất khoáng khi lũ lụt kéo dài;
Xử lý kịp thời ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
Sau lũ lụt:
Tu sửa, tổng vệ sinh giếng nước, nhà bếp, công trình công cộng
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin
Giám sát chặt chẽ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh thiếu vitamin
Chuẩn bị đủ cơ số lương thực, thực phẩm, nước uống cho đợt bão lụt mới
Để đảm bảo sức khỏe nhân dân trong mùa bão lụt, hãy đảm bảo tốt an toàn thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế