Tư vấn sức khỏe dành cho người chế biến thực phẩm đông lạnh phòng chống COVID-19
Với mục đích phát hiện và cô lập Coronavirus SARS-CoV-2 sống trên bao bì vật chứa đựng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục, các nhân viên liên quan tới công việc này cũng cần phải cẩn trọng và phòng ngừa mối nguy nhiễm này. Trung tâm An toàn thực phẩm đã đưa ra một số khuyến cáo quan trọng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm COVID-19 dành cho nhân viên khi tham gia chế biến thực phẩm động lạnh:
Vệ sinh cá nhân
Nhân viên chế biến thực phẩm đông lạnh cần ghi nhớ
- Đo thân nhiệt hàng ngày trước khi làm việc
- Dừng tham gia vào công việc chế biến thực phẩm khi bị nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm các bệnh truyền nhiễm, hay có biểu hiện của bệnh như: sốt, bệnh hô hấp, đột ngột mất vị giác, tiêu chảy, nôn, vàng da, đau họng và đau bụng. Cần đeo khẩu trang và đến khám bác sỹ kịp thời.
- Ho hoặc hắt hơi cần che miệng và mũi bằng khăn giấy và vứt tờ giấy đã sử dụng thùng rác. Sau đó rửa tay bằng xà phòng và nước. Cần nghỉ làm nếu có các triệu chứng về đường hô hấp
- Thực hành vệ sinh cá nhân tốt - thường xuyên rửa tay: sau khi thực hiện dọn vệ sinh, sau khi chế biến, sau khi đi vệ sinh, sau khi chạm vào các thiết bị công cộng như tay vịn hoặc nắm cửa, trước và sau khi chế biến thực phẩm, và trước khi tiếp xúc vào bộ phận miệng, mũi hoặc mắt. Rửa tay bằng xà phòng và nước, xoa rửa tay ít nhất 20 giây. Sau đó rửa sạch bằng nước sạch và lau khô bằng khăn giấy dùng 1 lần.
- Khi tay đã được rửa sạch, không chạm tay trực tiếp vào vòi nước (ví dụ sử dụng khăn giấy quấn vòi trước khi tắt).
Trang phục bảo vệ cá nhân
- Khi chế biến thực phẩm đông lạnh, nhân viên chế biến cần phải được trang bị khẩu trang, thiết bị bảo vệ mắt (như tấm che mặt), găng tay và áo choàng ngoài.
- Găng tay khi bị hỏng, bẩn hoặc thoát bỏ khi có gián đoạn trong quá trình làm việc cần phải vứt bỏ. Cần phải thay găng tay thường xuyên, và phải rửa tay sạch sẽ giữa các lần thay găng tay. Không chạm vào miệng, mũi và mắt sau khi đeo găng tay.
Vệ sinh môi trường
- Đảm bảo môi trường làm việc thông gió đầy đủ và chức năng thoát nước đạt chuẩn
- Tăng cường làm sạch và khử trùng thường xuyên, bằng cách sử dụng chất tẩy trắng pha loãng tỷ lệ 1và 99 (nghĩa là pha loãng bằng cách trộn một phần chất tẩy trắng với 99 phần nước) đối với một số khu làm việc, bao gồm:
- Nhà bếp, phòng ăn, phòng rửa chén, nhà vệ sinh (bao gồm vòi nước và tay cầm bồn cầu) và khu vực ngồi nghỉ
- Bàn chế biến, tường và dụng cụ trong cơ sở - Phương tiện vận chuyển - Tủ lạnh và tủ đông - Các điểm tiếp xúc cao (ví dụ: tay nắm cửa, tay cầm của tủ lạnh / tủ đông, v.v.)
- Ngoài các chất khử trùng gốc clo (sodium hypoclorit), các hợp chất amoni bậc bốn (QUATS) có thể được sử dụng để khử trùng các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, hộp đựng và khay đựng thực phẩm. Các chất khử trùng gốc cồn (etanol, propan-2-ol, propan-1-ol) đã được chứng minh có tác dụng giảm đáng kể khả năng lây nhiễm của các vi rút như SARS-CoV-2, ở nồng độ 70-80% với thời gian tiếp xúc một phút.
- Cùng với việc rửa tay đối với nhân viên thực phẩm là quan trọng, thì nước khử trùng rửa tay có thể sử dụng để khử trùng bề mặt thực phẩm nếu cần .
- Pha tỷ lệ 1 phần chất tẩy trắng và 49 phần nước pha loãng sử dụng cho những nơi bị nhiễm chất thải đường hô hấp, chất nôn hoặc phân.
Giãn cách vật lý
Chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm nên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên bị bệnh hoặc các triệu chứng của bệnh tật được tư vấn y tế kịp thời và xét nghiệm COVID-19 nếu được chỉ định. Họ cũng nên thực hiện các biện pháp sau để duy trì khoảng cách giữa những người xử lý thực phẩm đông lạnh trong quá trình làm việc:
- Đảm bảo khoảng cách vật lý thích hợp giữa những người xử lý thực phẩm trong quá trình làm việc hoặc có các rào chắn vật lý thích hợp tại chỗ (ví dụ: các vách ngăn để giảm sự gặp gỡ trực tiếp giữa những người xử lý thực phẩm).
- Thiết kế lại quy trình làm việc và thiết kế (ví dụ: chỉ thiết lập bàn làm việc ở một phía của dây chuyền sản xuất để giảm thiểu việc chạm mặt trực tiếp giữa những người xử lý thực phẩm; giới hạn số lượng nhân viên chế biến thực phẩm; chia nhân viên thành các nhóm khác nhau để giảm bớt các cuộc trò chuyện bằng lời nói và tiếp xúc va chạm giữa các nhóm, v.v.)
- Trưng bày các áp phích và thêm các nhãn hiệu tại nơi làm việc để nhắc nhở những người chế biến thực phẩm về khoảng cách vậy lý. Ấn định giờ làm việc khác nhau và giờ ăn linh hoạt cho người chế biến thực phẩm.